Tóm tắt sách: Thương vụ để đời – Harry S.Dent, Jr

 

Thương vụ để đời – Harry S.Dent, Jr

Thương vụ để đời – Harry S.Dent, Jr.


1. Làm thế nào để nhận diện được bong bóng: nguyên tắc hướng dẫn số 1
Bắt đầu bằng việc nghiên cứu các chu kỳ. Hầu hết mọi thứ đều có chu kỳ chỉ là ta có thể nhận ra và tin vào nó hay ko, ta có thể dựa theo đó để xây dựng tài sản từ việc tận dụng các chu kỳ đó. Tác giả tin vào chu kỳ sóng Kondratieff điều chỉnh. Chu kỳ này trải qua 4 giai đoạn:
⁃ Bùng nổ vào mùa xuân với lạm phát tăng mạnh
⁃ Suy thoái vào mùa hạ với lạm phát tăng đến đỉnh dài hạn
⁃ Bùng nổ vào mùa thu với lạm phát sụt giảm, công nghệ mới đc ứng dụng phổ biến, bong bóng tín dụng
⁃ Mùa đông đến vs sự giảm phát, bong bóng đổ vỡ, giảm đòn bẩy, giảm giá cả, đình trệ kéo dài. Đây là giai đoạn tái thiết và nó giúp loại bỏ những thứ dư thừa, mất cân bằng để gieo mầm cho chu kỳ phât triển mới.
Tại Mỹ gđ mùa đông đc dự báo đến vào những năm 90s của thế kỷ trước đã ko xảy ra mà kéo dài sang tận những năm sau đó. Tác giả giải thích do du cầu vẫn rất mạnh của thế hệ Baby boomer mà mãi tới những năm 2007-2010 khi thế hệ này nghỉ hưu rút tiền ra mới ở cuối chu kỳ đc. Việc dự báo chu kỳ đc thực hiện qua quan điểm nhân khẩu học để dự báo các chu kỳ chi tiêu và lạm phát.
Với chu kỳ Kondratieff bị kéo giãn ra 80 năm thì giai đoạn cuối của mùa đông còn bị kéo giãn ra vào khoảng những năm 2020-2023 mới có thể kết thúc chu kỳ cũ hiện nay để chuyển sang 1 chu kỳ mới.
Với nc Mỹ:
Gđoạn đại suy thoái là mùa đông của chu kỳ cũ và mãi tới năm 1942 mới bắt đầu 1 chu kỳ mới. Thế hệ Bob Hope tăng chi tiêu mạnh tạo ra mùa xuân từ 1942-1968 với lạm phát tăng dần. Mùa hạ từ 1969-1982 khi thế hệ Bob Hope giảm chi tiêu trong khi thế hệ Baby Boomer chưa trưởng thành với kt suy yếu, lạm phát cao vọt. Mùa thu là giai đoạn thế hệ Baby Boomer chu tiêu mạnh đẩy tăng trưởng tăng mạnh mẽ từ 1982-2007. Mùa đông của chu kỳ khởi đầu từ 2008 khi thế hệ Baby Boomer về hưu giảm chi tiêu và tạo ra suy thoái. Xu hướng giảm chi tiêu này còn kéo dài tới khoảng năm 2020 và tạo đáy chi tới năm 2023 khi thế hệ Y bắt đầu chiếm lĩnh thị trg việc làm và ksoat tài sản chính quốc gia.
Nguyên tắc hưỡng dẫn số 1: sóng chi tiêu có thể dự báo đc, khi mùa thu của nền kt đến sẽ có sóng chi tiêu mạnh mẽ và lạm phát sụt giảm tạo nên các bong bóng mang tính chất chu kỳ. Cách dự báo này đã đúng cho Nhật Bản trước đó khi là nền kt lớn đầu tiên rơi vào khủng hoảng mà chưa thể thoát ra đc từ năm 90. Trong khi nc Mỹ rất dễ dẫm phải vết xe đổ của NB nhưng lại ko chịu thừa nhận mà luôn xem thường trường hợp NB và nghĩ nó sẽ ko thể xảy ra ở Mỹ. Trong khi mọi thứ suy giảm thì ttck lại tăng mạnh do sự can thiệp mạnh vủa Fed với các gói định lương Qe. Trong khi tại TQ đã đạt đỉnh chi tiêu của thế hệ Baby Boomer tại đây và thị trg chứng khoán, bđs sẽ suy yếu dần.
2. Làm thế nào để nhận diện bong bóng: nguyên tắc hướng dẫn số 2
Bong bóng lạm phát, đây là bản năng của con ng khi làm việc và chi tiêu mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng ta mong mọi thứ sẽ phát triển mãi mãi theo tuyến tính. Nhưng thực tế mọi thứ lại đi theo hàm số mũ và mang tính chu kỳ. Từ đó tạo ra điểm mù trong bản năng con ng trong việc dự báo sai lầm.
Khi nền kt, thị trg tăng trưởng liên tục tâm lý con ng sẽ phởn phơ mất chủ quan và nghĩ mọi thứ sẽ tốt đẹp mãi mãi như thế. Nhưng khi rớt xuống đáy ta lại nghĩ mọi việc sẽ chẳng bao giờ quay trở lại đc như cũ nữa.
Quy luật chu kỳ & hàm số mũ này luôn đúng khi có các cú bứt tốc thần tốc giá tăng chóng mặt rồi sụp đổ của mọi loại tài sản. Nhu cầu làm giầu nhanh và đc nghỉ hưu sớm luôn thôi thúc con ng chạy theo cách làm giầu nhan dù xs thành công có thấp đến ntn đi chăng nữa.
3. Làm thế nào để nhận diện bong bóng: nguyên tắc hướng dẫn thứ 3
Bong bóng luôn luôn diễn ra theo dạng hàm số mũ tại 1 thời điểm. Thông thường các chuyển động giá rất chậm chạp trước đó, và khi bứt khỏi thì giá sẽ di chuyển rất nhanh và mạnh tạo ra các bong bóng rất lớn. Sự hấp dẫn của việc giầu có nhanh chóng làm ta ko thể cưỡng lại đc thị trường. Thông thường ck, hàng hoá tăng tỷ lệ cao hơn bđs rất nhiều nhưng các cuộc sụp đổ lớn nhất thường có sự đi kèm của sự sụp đổ thị trg bđs vì thị trg này đc bơm bởi tín dụng thế chấp với quy mô quá lớn. Vì vậy có thể thấy, hầu hết sự tăng trưởng là theo dạng hàm số mũ chứ ko phải dạng tuyến tính.
4. Làm thế nào để nhận diện bong bóng: nguyên tắc hướng dẫn số 4
Bong bóng tài chính là những cơn cực khoái. Cơn cực khoái đc ví như việc lên đỉnh 1 lần của đàn ông hay lên đỉnh 3 lần của phụ nữ. Khi hình thãnh cao trào diễn ra rất nhanh, tạo cực khoái xong sẽ rơi rất bất ngờ và nhanh chóng làm đại đa số ko kịp trở tay. Vì vậy thay vì cố đợi bán đc đỉnh ta nên chốt lãi sớm và chờ đợi. Tác giả dự báo đợt sụp đổ 2015-2017 nhưng thực tế đã ko xảy ra điều này ở Mỹ mà chỉ xảy ra ở Thị trg chứng khoán TQ.
5. Làm thế nào để nhận diện bong bóng: nguyên tắc hướng dẫn số 5, 6, 7
Nguyên tắc số 5: giá cả luôn quay về điểm trước khi bùng nổ thậm chí còn thấp hơn mức đó.
Nguyên tắc số 6: việc ngăn chặn bong bóng đổ vỡ là bất khả thi. Các chính phủ thường xuyên can thiệp vào để làm giảm ảnh hưởng của bong bóng và đổ vỡ, nhưng phần nhiều là chỉ làm bong bóng thêm khủng hoảng trong tươi lai khi nó lại sụp đổ. Căc gói Qe như các liều thuốc phiện với cơn nghiện đầu cơ. Rất nhiều tiền từ sự giải cứu này lại chẩy vào đầu cơ và càng làm bong bóng trầm trọng hơn nữa.
Nguyên tắc số 7: khi bong bóng vỡ luôn phải mất vài năm để loại bỏ những dư thừa ra khỏi hệ thống. Tuy nhiên, những phần dư thừa lại chính ra cơ hội tuyệt vời. Thường sự sụp đổ diễn ra rất nhanh chóng và sau đó sự suy giảm tiếp tục kéo dài nhiều năm sau đó.
7 nguyên tắc hướng dẫn về bong bóng:
⁃ Bong bóng luôn có tính chu kỳ
⁃ Bong bóng là bản năng tự nhiên của con người
⁃ Các bong bóng diễn ra theo hàm số mũ, ko phải hàm tuyến tính
⁃ Bong bóng là cơn cực khoái tài chính
⁃ Các bong bóng luôn trở lại nơi nó bắt đầu chuyển động theo hàm số muc, thậm chí là thấp hơn
⁃ Không thể ngăn đc sự đổ vỡ của bong bóng
⁃ Bong bóng, sau khi trải qua 1 đợt sụp đổ mạnh lúc đầu, vẫn tiếp tục xì hơi trong vài năm tiếp theo. Đây là thời gian tuyệt vời đem lại thương vụ để đời thâu tóm doanh nghiệp mà thường tới 1 lần trong đời người.
Trước đây tác giả mô tả 12 nguyên tắc:
⁃ Tất cả sự tăng trưởng và tiến hoá diễn ra theo hàm số mũ, ko phải tuyến tính
⁃ Tất cả sự tăng trưởng đều có tính chu kỳ. Con ng ko hề thích sự tồn tại của chu kỳ
⁃ Bong bóng sau khi diễn ra theo hàm số mũ trg ngắn hạn, luôn luôn đổ vỡ. Ko hề có ngoại lệ
⁃ Bong bóng càng lớn, sự đổ vỡ csngf mạnh. Các ts mạnh nhất còn đổ vỡ mạnh mẽ dữ dội hơn dù ta nghĩ là cực an toàn trước đó. Các tài sản đc coi là an toàn này thường sụp đổ muộn hơn các ts thiếu an toàn
⁃ Sự đổ vỡ tài chính nhanh gấp 2 lần khi nó hình thành, vì vậy thoát ra càng sớm càng tốt. Bong bóng ko đi xuống theo từng giai đoạn mà bổ nhào xuống và bốc cháy
⁃ Bong bóng có khuynh hướng trở lại nơi nó bắt đầu tăng trưởng theo hàm số muc, hoặc thấp hơn đôi chút. Thi thoảng còn xuống sâu hơn nhiều
⁃ Các bong bóng tài chính ngày càng trở nên bất thường hơn theo thời gian vì sự sẵn có của hoạt động tín dụng tại các mức thu nhập và của cải cao hơn làm tăng khả năng vay nợ và đầu cơ
⁃ Các chính phủ nhày càng có nhiều quyền lực hơn trong xh hiện đại, và luôn tìm cách phát triển các công cụ nhằm mở rộng tín dụng, kích thích tăng trưởng kt
⁃ Bong bóng giống như thuốc phiện, khiến cho mọi ng cảm thấy tốt hơn. Chúng ta đều ko muốn điều này kết thúc nên chối bỏ sự tồn tại của bong bóng, đặc biệt khi ở giai đoạn cuối. Các cp còn phản đối mạnh mẽ hơn nữa
⁃ Bong bóng trở nên bền bỉ và hấp dẫn đến nỗi những ng mắc kẹt trg đó sẽ cảm thấy an toàn nhất. Nhiều ng dù thông minh nhất cũng ko thể cưỡng lại đc và tham gia vào đầu cơ bong bóng
⁃ Các bong bóng lớn chỉ xảy ra 1 lần trg đời mỗi ng, vỉ vậy ta dễ quên đi sự sụp đổ và ít rút ra đc các bài học
⁃ Các bong bóng có vẻ vô ích và tàn phá dữ dội khi nó đổ vỡ, nhưng thực ra chúng đang hoạt động chức năng cần thiết trg cơ chế năng động của 2 mặt đối lập và phát triển. Đổ vỡ bong bóng tạo ra nhiều cơ hội đột phá công nghệ, gieo mầm cho sự phát triển mạnh mẽ hơn. Mặc dù nhiều ng sẽ bị tổn thương trong qtrinh đó.
II. 1 mô tả ngắn gọn toàn bộ lịch sử các cuộc bong bóng
6. Những bài học từ lịch sử
Bong bóng làm cảm giác tài sản giầu có gia tăng và con ng thoả mãn vs điều đó, tự nhiên con ng mong muốn điều này sẽ diễn ra mãi mãi.
Các cuộc bong bóng lớn trong lịch sử:
Bong bóng hoa Tulip đc coi là bong bóng lớn nhất đc ghi nhận trg lịch sử thế giới hiện đại. Vào thế kỷ 17, Hà Lan là quốc gia mạnh nhất Châu Âu và đặc biệt ngành hàng hải số 1. Bong bóng bắt đầu bùng nổ theo hàm mũ từ 1634-1635 rồi tới 5/2/1637 tăng thêm 120 lần và sau đó bổ nhào với mức giảm -99.8%.
Bong bóng cty South Sea: bong bóng này đc tạo ra do niềm tin về cty độc quyền khai thác thuộc địa và việc chính phủ Anh chuyển nợ thành cổ phần tại cty này. Các cp South Sea có cú tăng từ giá 110 lên 960 tức khoảng 8,7 lần trong gần 2 năm và sau đó sụp đổ giảm 94% từ đỉnh.
Bong bóng bđs Misissippi: lúc đó John Law, 1 tội phạm trốn khỏi Anh và kd thành công tại Hà Lan đến Pháp khi nền kt Pháp rơi vào khủng hoảng, ông đã đưa ra ý tưởng vĩ đại lập ngân hàng quốc gia Pháp và cty khai thác đất tại vùng Mississippi và Louisiana là thuộc địa của Pháp khi đó tại Mỹ. Ông đã phát hành giấy bạc thay cho tiền vàng và bạc, in tiền để phát hành cp cty Mississippi và bán cp cty này ra thị trường để thu tiền về. Cty của Law vừa phát hành tiền, cho cp vay tiền và tập đoàn đtu thuộc địa. Vị trí của ông giống như bộ trưởng tài chính, kiêm thống đốc ngân hàng tw, kiêm chủ tịch 1 tập đoàn lớn nhất nc Pháp. Câu chuyện thật thú vị, thêm nữa lãi suất đc giữ mức thấp, tiền đc in ra tràn ngập đẩy bong bóng cp lên cao trào. Nam 1719, Giá cp ban đầu từ 550 rồi lên 2.750 rồi nhẩy vọt đột ngột lên 4.100 rồi 9000 livre rồi lên đỉnh 10.025 livre để rồi sau đó bổ nhào về 1.000 livre vào tháng 12/1720. Đây đc coi là bong bóng bđs lớn nhất trong lịch sử.
7. Những bong bóng ở Mỹ
Thông thường các cú khủng hoảng lớn thường phải có khủng hoảng bđs đi kèm mới có thể tác động to lớn tới nền kt. Có lẽ cú khủng hoảng bđs khu vực lớn nhất lịch sử nc Mỹ là cú tăng của bđs ở Chicago từ 1830-1841 khi giá nhà tại đây tăng 40.775% ~ 407 lần từ 800$/mẫu anh lên 327k$/mẫu anh và sau đó sụo đổ -90% vể 34k$/mẫu anh vào năm 1841.
Theo sau đó là đợt sụp đổ lớn của thị trg ck trg giai đoạn 1834-1837 khi thị trg đạt đỉnh năm 1835 và giảm mạnh -60% sau đó, nền kt rơi vào khủng hoảng trầm trọng và chỉ kém cuộc khủng hoảng những năm 30s của thế kỷ 20. Bong bóng đường sắt là bong bóng mạnh nhất trg giai đoạn từ giữa thế kỷ 19 tới những năm 1920s. Chỉ số cp đg sắt có cú tăng 292% rồi sụp đổ -61% trong giai đoạn 1873-1877.
Những năm 20s, Hoa Kỳ vươn lên siêu cường kt khi các nc Châu Âu trải quy chiến tranh nền kt trì trệ và bị tàn phá nặng nề, hàng hoá Hoa Kỳ tràn ngập Châu Âu chiếm lĩnh thị trg khi đó. Nền kt tăng trưởng mạnh mẽ, ng dân hân hoang thịnh vượng với các sản phẩm vượt trội như điện thoại, động cơ nỗ xe oto, năng lượng điện, xe model T, sx công nghiệp hàng loạt, dân nhập cư lớn từ Châu Âu,…hoạt động đầu cơ cổ phiếu, đất đai trồng trọt – chăn nuôi đc đẩy giá liên tục tăng nhanh chóng. Chỉ số DJ có cú tăng 331% từ giữa năm 1924 tới 1929 rồi sụt giảm -89% từ 1929 tới 1932.
8. Bong bóng những năm 90 và hiện nay
Bong bóng nổ mạnh nhất các nc phát triển là Nhật Bản khi năm 89 tại đỉnh cổ phiếu ở mức Nikkei 225 39.9k và rơi 62% sau đó và tiếp tục giảm về đáy 7.6k tức – 81% và chưa biết tới bao giờ phục hồi đc mức điểm cũ sau 31 năm đã qua. Thị trg bđs sụp đổ trễ hơn vào năm 1991 sau khi có cú tăng 397% trong vài năm và sụp đổ -65- -87% sau 2 năm và giờ NB như 1 viện dưỡng lão khổng lồ với cơ cấu nhân khẩu tuyệt vọng của họ dự báo ko thể quay lại đc mức gia xa xưa của họ.
Với Mỹ, bong bóng công nghệ những năm
90s với cú tăng từ 750 điểm lên 5.050 điểm ~ 6.8lần từ 1994 – 3/2000 là cú tăng mạnh mẽ kỷ lục của chỉ số Nasdaq và sau đó đổ nhào về 1.1k tức -78% vào tháng 10/2002. Chỉ số cp internet tăng 9 lần sau đó giảm -92%. Đây là thời kỷ vàng son chỉ tiêu của thế hệ Baby boomer. Sau khi đc giải cứu bằng tiền bơm ra, bong bóng công nghệ đc thay thế bằng bong bóng bđs khi chỉ số giá nhà tại HK tăng +75% từ 1997-2006 rồi đổ nhào -36% từ 2006-2012. Từ 1947-2005, bđs tại Mỹ hầu như chỉ đi lên theo 1 chiều do nhu cầu mua nhà của thế hệ từ sau thế chiến I trở về và tiếp theo là thế hệ Baby Boomer liên tục kéo giá nhà tăng + giới hạn của đất đai tự nhiên. Ng ta ko ý thức đc về sự sụp đổ của thị trg nhà đất do lần gần nhất là từ tận cuộc đại suy thoái khi giá nhà trên cả nc giảm -26%.
Bong bóng bđs lớn nhất thế giới hiện nay là bong bóng bđs tại Trung Quốc khi giá nhà ở câc tp lớn tại đây đã có mức tăng +587% kể từ 2000-2015 và vẫn tiếp tục tăng mạnh mẽ lên tiếp. Trong khi đó thị trg cổ phiếu lại phât đi tín hiệu khác khi năm 2007 tạo đỉnh sau khi taqng +464% và giảm -72% thì tiếp tục tạo đỉnh thứ 2 vào năm 2015 khi chỉ trong hơn 1 năm thị trg tăng +159% để rồi giảm -45% chỉ trong vài tháng sau đó. Điều này trái ngược với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kt nc này.
Thị trg hàng hoá cũng có bong bóng tương tự với mức tăng +290% vào đỉnh năm 2008 sau đó sụp giảm -57%, rồi bật tăng mạnh tới 2011 rồi lại sụp đổ -67% tới 2016.
Tác giả dự báo giá vàng sau khi lập đỉnh năm 2011 tăng +380% sẽ sụp giảm về 700$ – 400$ – 200$ vào khoảng 2020-2022 là đang sai chưa xảy ra. Tác giả dự báo giá dầu chạm đỉnh 70$/thùng vào khoảng 2017 và rơi về 10$/thùng có vẻ là đang đúng tại thời điểm hiện tại.
Tác giả cũng dự báo sự sụp đổ của chứng khoán Mỹ và cụ thể là chỉ số DJ về 5.5k và tiếp tục về khoảng 3.8k vào khoảng 2020-2022 và có vẻ tác giả đang dự báo sai về chứng khoán.
III. Quyền năng dự báo
10. Làm thế nào dự báo thời điểm bong bóng sụp đổ
Có 4 lực đẩy chu kỳ theo ý kiến của tác giả là:
⁃ Chu kỳ thế hệ 39 năm
⁃ Chu kỳ địa chính trị 34-36năm
⁃ Chu kỳ đổi mới công nghệ 45 năm
⁃ Chu kỳ bong nóng – đổ vỡ 8-13năm
Sóng chi tiêu thế hệ: chỉ báo tiên đoán trước tiên nhất
Baby boomer đc coi là thế hệ bùng nổ nhanh nhất mạnh nhất với số lg tới 109.2tr ng và tạo ra nhu cầu khổng lồ cùng 1 lúc đẩy giá mọi thứ lên rất cao trong khi các thế hệ tiếp theo như thế hệ X (61tr) và thế hệ Y (136.3tr) mặc dù quy mô lớn hơn nhưng khi đó độ đốc của nhu cầu đã thoải ra và ko tăng gấp như thế hệ Baby Boomer. Thông thường nhu cầu chi tiêu sẽ đạt đỉnh khi con ng ở độ tuổi khoảng 46 khi nhu cầu ngôi nhà to đẹp, oto thể thao, các chuyến du lịch, chi phí đại học của con cái họ đạt đỉnh. Sau đó nhu cầu giảm dần của thế hệ Baby Boomer làm các thế hệ khác bù đắp ko kịp sự sụt giảm chi tiêu của thế hệ bùng nổ này. Theo tác giả nhu cầu tại Mỹ sẽ suy giảm tới 2022 và chỉ bắt đầu quay trở lại từ 2023 khi thế hệ Y bùng nổ chi tiêu và tạo ra chu kỳ phát triển mạnh mẽ tiếp theo. Theo tác giả nhu cầu cao đẩy lạm phát lên cao gđ trước và hiện nay thế hệ Baby Boomer nghỉ hưu dẫn tới tiêu dùng giảm sẽ bắt đầu gây ra chu kỳ giảm phát mọi thứ từ bđs, hàng hoá, trái phiếu rác, và tới cổ phiêu khi họ rút tiền ra nghỉ hưu sau nhiều năm nộp vào các quỹ 401k đầu tư.
Nhìn chung chưa thể xđ rõ là thị trg sẽ đi theo hướng giảm phát như cuộc đại suy thoái hay lạm phát phi mã.
10. Chu kỳ địa chính trị: khi khó khăn nó thật kinh khủng
Chu kỳ địa chính trị đc tác giả bắt đầu nghiên cứu từ năm 2006 khi phát hiện ra chu kỳ địa chính trị xảy ra trong khoảng 16-17 năm. Tuy nó ko ảnh hưởng trực tiếp tới gdp và lợi nhuận dno nhưng lại a/h mạnh tới việc làm gia tăng sự bất ổn dẫn tới việc nđt tăng mạnh chiết khấu và giảm định giá các tài sản, mức định giá trong gđoạn bất ổn có thể giảm 50% so với giai đoạn yên bình.
Khi dự báo tác giả ko dựa vào 1 chu kỳ cụ thể, tại đây tác giả thấy sóng chu kỳ địa chính trị đi lên từ 1983-2000 và bắt đầu pha giảm từ năm 2000 tới nay, điểm hội tụ mạnh của cả 4 chu kỳ mà tác giả nghiên cứu đang tập trung vào khoảng năm 2020-2022 và mọi thứ có thể tạo đáy trong gđoạn này.
11. Bùng nổ, đổ vỡ và sức mạnh đổi mới công nghệ
Chu kỳ thứ 3 là chu kỳ thập niên, ban đầu đc coi là 10 năm nhưng thực tế nó diễn biến theo vệt đen mặt trời với chu kỳ biến động khoảng từ 8-13 năm. Và qua thống kê cho thấy 88% các cuộc đình đốn, suy thoái, khủng hoảng ođều rơi vào chu kỳ vệt đen mặt trời này. Nghe lập dị nhưng thống kê chỉ ra điều đó. Đáy vệt đen mặt trời tiếp theo sẽ xảy ra vào khoảng năm 2019-2020.
Và nếu chỉ 1 chu kỳ thì chưa nói nên điều gì, nhưng có sự hội tụ lớn của cả 3 chu kỳ là sóng chi tiêu thế hệ, chu kỳ địa chính trị và chu kỳ vệt đen mặt trời vào năm 2020, và chắc chắn khi sự hội tự này xảy ra ta sẽ gặp 1 cuộc khủng hoảng tài chính lớn. Tác giả cam kết nếu ko có khủng hoảng tới đầu 2020 sẽ bỏ nghề dự báo đi lái xe (có vẻ tác giả đang đúng).
Chu kỳ đổi mới công nghệ: chu kỳ này chỉ có đi lên và bão hoà với các công nghệ chính trong khi các công nghệ mới chưa bùng nổ thay thế đc do còn chưa đc ứng dụng rộng rãi. Nó ko gây ra cuộc suy thoái khủng hoảng lớn nhưng làm chi tình trạng trì trệ xảy ra. Sóng chu kỳ này thường kéo dài khoảng 45 năm. Trong đó khoảng 22.5 năm là tích cực đi lên và 22.5 năm là trò trệ đi ngang khi công nghệ cũ suy thoái còn công nghệ mới chưa thay thế đc.
Cuối cùng: tât cả 4 chu kỳ đều đang hội tụ vào năm 2020.
⁃ Chu kỳ địa chính trị đạt đỉnh năm 2000 và đi xuống, cuộc khủng hoảng Dot.com và 11/9 nổ ra
⁃ Chu kỳ sóng chi tiêu thế hệ đạt đỉnh năm 2007, khủng hoảng tài chính, bđs nổ ra
⁃ Chu kỳ đổi mới công nghệ đạt đỉnh năm 2010 và thị trg có đợt suy thoái mạnh 2011-2012
⁃ Chu kỳ vệt đen mặt trời đạt đỉnh vào cuối năm 2014
Chúng ta có thể chỉ thấy đáy vào cuối năm 2020 và bắt đầu tăng trở lại từ 2023 khi cả 4 chu kỳ cùng tăng trở lại.
12. Bằng chứng về sự hồi phục vớ vẩn
Con ng đc coi là động lực thực sự của nền kt chứ ko phải chính phủ. Các gói QE chỉ giúp kéo dài sự khủng hoảng ra thêm lâu hơn và ko thể giải quyết đc chúng. Các gói bơm tiền ra trong giai đoạn 2008-nay thực tế chỉ làm thị trường ck tăng mạnh, lợi nhuận dno tăng mạnh do 40% từ mua lại cp quỹ từ nguồn vốn giá rẻ trong khi chi tiêu thực tế cá nhân sau khi trừ lạm phát lại tăng rất chậm so với trước đây, kể cả tăng trưởng gdp thực cũng giảm mạnh. Lãi suất thấp, thậm chí ls âm tại nhiều nơi cũng ko giúp cho nền kt các nc này khởi sắc nên ko có lý do gì tin vào nó sẽ là liều thuốc tiên cho Mỹ nếu cần dùng.
Tiếp theo trong chu kỳ địa chính trị đi xuống làm khẩu vị rủi ro của nđt suy giảm và mức p/e chấp nhận sụt giảm theo. Chu kỳ địa chính trị gần đây nhất là năm 2000 khi đó pe thị trg lên tới 44 lần. Tác giả dự báo đến cuối chu kỳ này khoảng 2020-2022 pe thị trg sẽ rơi về 7 lần. Trong khi tại các đáy lịch sử trước đây rơi vào khoảng 9.1 lần, thấp nhất là 8.47 lần. Mức đỉnh bình quân là 26.1 lần và đỉnh cao nhất là 37.28 lần theo cách tính cape (trượt 10 năm eps). Pe tại đáy chỉ bằng tử 19.7%-48.5% so với pe tại đỉnh.
Với sóng đổi mới công nghệ: năng suất lđ đã tăng khiangr 2%/năm trg gđoanh 1943-1965, 0.8% tử 1966-1988, và 1% tử 1988-2010, năng suất có xu hướng đi ngang từ 2010-nay. Xu hướng đi ngang kéo dài từ 2011-2022 và sẽ bùng nổ lại từ 2023-2055. Công nghệ sinh học sẽ là ngành bùng nổ mạnh mẽ nhất, rồi tới in 3d, năng lg sạch, robot, nano,…
Chie báo chu kỳ vệt đen mặt trời có độ chính xác tới 88% để suy đoán các đợt sụp đổ thị trg và nền kt, gần đây nhất chu kỳ đi xg bắt đầu từ tháng 12/2014 và sẽ nguy hiểm rơi vào 2017 và cuối 2019- đầu 2020.
Nhìn chung cả 4 chu kỳ sẽ hội tụ vào đầu năm 2020. Và gđ 2020-2022 chúng ta sẽ có thương vụ để đời của cuộc đời mỗi ng, và gần như nó chỉ đến 1 lần trong đời mỗi người.
13. Đồ vỡ bong bóng giúp các nđt huyền thoại trở nên giầu có ntn và bạn có thể là 1 trong số họ
Tới 2017, tổng nợ/gdp của Mỹ đã tăng vọt lên 375%, trong các gđ trước đây như đại suy thoái 1929-1933, tổng nợ tại đỉnh thị trg là 180% và tăng lên 300% khi tại đáy suy thoái do gdp giảm, nợ tăng. Khủng hoảng năm 1875 tổng nợ/gdp cũng đạt mức 164%. Nhìn chung càng ngày nợ/gdp càng lớn tại Mỹ cũng như tại các quốc gia khác. Cả thế giới sống trên đống nợ khổng lồ do nguồn vốn giá quá rẻ đc bơm ra liên tục tiếp sức cho đầu cơ. Sau các cú nổ nợ lớn thường mất 5 năm mới có thể phục hồi đc trở lại, và tại Mỹ khi sụp đổ tổng nợ/gdp có thể lên tới 450-500%. Quá trình này đều kết thúc giống nhau là cú sụp đổ trên ttck, giảm tỷ lệ đòn bẩy. Mọi cuộc đổ vỡ tài chính lớn đều có sự đóng góp chính yếu của bđs, bđs bong bóng sẽ luôn tạo ra cú sụp đổ mạnh mẽ nhất về tài chính. Cú đổ vỡ 1835 do bong bóng bđs miền Trung Tây Mỹ tăng vọt, cú đổ vỡ năm 1929 do bong nóng giá bđs nông trại chăn nuôi dẫn tới phá sản của hệ thống ngân hàng, bong bóng 2007 do nhà đất bong bóng thổi phồng quá mức trên cả nc Mỹ. Các cuộc khủng hoảng đã tạo cơ hội cho các doanh nhân dám lắm bắt bước vào kdoanh và gặt hái đc nhiều thành công lớn về sau.
Cá nhtw các nc quyết tâm ko để 1 cuộc khủng hoảng tài chính nào xảy ra nữa từ sau năm 2008. Khi có bất kỳ sự bất thường nào họ sẽ ném hàng nghìn tỷ usd vào để giải cứu ngay lập tức để ko gây ra hoảng loạn. Nhưng họ ko thể giữ bong bóng đc mãi mãi, sẽ đến lúc mọi thứ mất hiệu nghiệm và bong bóng nổ tung, việc bơm tiền càng dài thì quả bóng càng đc bơm phồng thêm nhiều hơn và khi sụp đổ giảm càng mạnh mẽ hơn nữa. Và tác giả đoán gđ khủng khiếp nhất sẽ rơi vào 2022 khi cuối chu kỳ nhân khẩu học và chu kỳ chi tiêu sụt giảm thấp nhất, và DJ có thể có mức giảm 80% vào đầu năm 2020 hoặc cuối năm 2022.
Khi bong bóng nổ tan, Mỹ sẽ vẫn gượng dậy đc, vẫn lãnh đạo thế giới nhưng ko còn là trụ cột cho sự tăng trưởng của kt thế giới, các nc đang phát triển sẽ dẫn dắt sự tăng trưởng và phục hồi của nền kt thế giới sau khủng hoảng.
Phần IV. Bong bóng và đợt tái thiết lớn nhất trong cuộc đời chúng ta
14. Lực kinh tế mạnh nhất mà thế giới chưa từng biết đến
Theo tác giả thì lực đẩy của thế hệ Baby Boomer với 109.2tr người là lực đẩy chính kéo nền kt Mỹ phát triển vượt trội và mạnh mẽ trg thời gian qua. Ko phải di chính phủ, cảm xúc, lãi suất tri phối bong bóng thị trường. Sự tăbg đột ngột ồ ạt tập trung trong 1 thời gian ngắn của thế hệ này đã làm mở rộng mọi hoạt động trg xh từ trường học, bệnh viện, hàng tiêu dùng… để đáp ứng nhu cầu khổng lồ và tập trung này. Dù thế hệ Y quy mô lớn hơn nhưng thời gian tích luỹ của thế hệ Y dài hơn rất nhiều và khi đó các cơ sở vật chất đc xây ra phục vụ nhu cầu thế hệ Baby Boomer đã thừa đủ khả năng phục vụ thế hệ Y nên nhu cầu xây dựng cải tạo cơ sở vật chất giảm đi rất mạnh đi kèm với tốc độ tăng trưởng thấp trg tương lai. Thế hệ Baby Boomer làm số lg giáo viên tăng 5 lần, khao khát giấc mơ Mỹ sở hữu nhà riêng đã đẩy tỷ lệ từ 63% lên 69% vào năm 2005 rồi sụp đổ trở lại 63% sau đó sau đợt khủng hoảng tài chính 2007-2009. Và từ khi có Fed, các bong bóng ngày càng đc bơm căng hơn và trở nên méo mó khó dự báo hơn bao giờ hết.
15. Bong bóng nợ và tài chính lớn nhất trong lịch sử
Trong suốt gđ từ 1983-2008, tốc độ tăng nợ gấp 2.54 lần so với tốc độ tăng gdp ở Mỹ và cũng tương tự ở các nc khác. Ở Anh tốc độ tăng này còn gấp 3.5 lần. Trung Quốc từ năm 2000 cũng có tốc độ tăng nợ nhanh ko kém. Thị trg ck từ 2009-2017 đã cơ bản vượt qua mức tăng kỷ lục 1994-2000 đc xác lập trước đó dù mức pe thị trg tại 2017 là 27 lần thấp hơn mức đỉnh lịch sử năm 2000 là 44 lần.
Tất nhiên, khi tại đỉnh ng ta sẽ nghĩ giờ chưa phải bong bóng vì pe thị trg còn cách pe đỉnh bong bóng rất xa, tuy nhiên năm 2007 pe thị trg 27.6 lần mà thị trg vẫn sụp đổ như thường. Đỉnh pe cao thưa 2 trong lịch sử là vào năm 1929 ở mức 32.6 lần. Với việc quả boom nợ khổng lồ hiện nay mức suy giảm của các chỉ số ck >70% là chắc chắn (thay vì mức -59% của cua sụp đổ năm 2007-2009).
Cú sụp đổ do sự giảm đòn bẩy xảy ra trên diện rộng khi tài sản tài chính quá lớn hiện nay. Trg đó các ngân hàng phi chính thức (quỹ, money market fund,…) chiếm 75k tỷ $, các cty bảo hiểm 53k$, các ngân hàng thương mại 140k$, và các ngân hàng tw là 24k$. Nếu sụp đổ xảy ra gtri quá nhỏ của các nhtw sẽ ko giúp cứu đ toàn bộ tài sản tài chính khi các nhtw chỉ chiếm 7.9% tài sản tài chính toàn cầu.
16. Tổng nợ của Hoa Kỳ đang ở mức cao nguy hiểm
Tổng nợ của Mỹ vào cuối năm 2015 là 67.500b$ cao hơn 15.8% so với đầu năm 2009. Trong đó nợ chính phủ 23.4k$, nợ tài chính 15.2kb$, nợ doanh nghiệp 12.8kb$ và nợ tiêu dùng 13kb$. Trong đơ nợ cp là tăng mạnh mẽ nhất so với đỉnh khủng hoảng năm 2007. Tác giả target quá trình giảm nợ sé làm tổng nợ tại Mỹ -26.3kb$ tức -37% so với tổng nợ vào cuối năm 2015. Nợ bđs -40%, nợ trên trck -70-80%.
Tổng nợ tại Mỹ tại đại suy thoái 1929 là 150% gdp và tại đáy là 290%gdp. Hiện nay tỷ lệ này là 390% vào năm 2007 và kéo dài ra tới nay do gói cứu trợ và qe can thiệp vào việc giảm đòn bẩy tài chính. Khi quá trình giảm đòn bẩy diễn ra sẽ kéo theo giảm phát, giảm phát sẽ có sức phá huỷ mạnh mẽ hơn lạm phát rất nhiều. Dù Mỹ bơm rất nhiều tiền nhưng vẫn ko đạt mức lamh phát mục tiêu 2% bởi hiện nay đang cuối chu kỳ chi tiêu nhu cầu suy giảm, quá trình giảm đòn bẩy, hàng hoá giảm giá liên tục,…có 1 số thứ lạm phát như bong bóng chi phí giáo dục, bong bóng chi phí chăm sóc y tế, bong bóng chăm sóc trẻ em trong khi đại đa số còn lại đang ở đà giảm phát. Hàng hoá đại đa số tiếp tục suy giảm mạnh giá trị khi hàng hoá thô ko có nhiều a/h tại các nc phát triển trg khi a/h lớn tới các nc đang phát triển. Hàng hoá thô giảm mạnh làm thi trg các bc đabg phát triển rất trì trệ dù cơ cấu dân số tốt. Mùa đông của chu kỳ giảm phát sẽ diễn ra trong thời gian 2016-2022 và mọi sự sẽ tốt lên từ năm 2023 trở đi và bắt đầu chu kỳ phát triển mới.
17. Bong bóng ở Trung Quốc Đại Lục
Trung Quốc Đại Lục với cơ chế hạn chế sinh 1 con đã tạo ra đỉnh chi tiêu thế hệ sau 4 thập kỷ khoảng năm 2000-2010. Cách phát triển kt là dựa trên đầu tư với 58% trong gdp là đtu, 35% là tiêu dùng và 7% là thặng dư xk. Điều này tạo ra sự thiếu bền vững trong cơ cấu kt của TQ. Cp định hướng đtu lớn vào cơ sở hạ tầng, các toà nhà ở và đô thị hoá để kéo ng dân từ nông thôn ra thành thị và thực tế tỷ lệ đô thị hoá tại TQ trong 12 năm từ 2000-2012 đã tăng từ 38% lên 53%. Mặc dù tăng trưởng kt thần kỳ nhưng lại ko kéo đc tiêu dùng nội địa do giả định xd hạ tầng – ng dân tới ở và tự tạo việc làm, chi tiêu để kéo gdp lên. Mô hình tăng trưởng dựa trên định hướng ntn sẽ ko thể tăng mãi như mô hình cạnh tranh tự do. Trước đây các quốc gia hướng tới xk đều đi theo con đg này và đều trả giá đắt khi việc đtu quá mức sụp đổ như NB, HQ, Thái Lan. Và TQ đã và đang tiếp tục đtu quá lớn và là nc đầu tư nhiều nhất trg lịch sử và khi vỡ sẽ rất khủng khiếp.
Thin trg ck TQ tăng mạnh mẽ +464% chỉ trong 2 năm rồi giảm mạnh -72% sau đó, năm 2015 TQ tiếp tục tạo đỉnh thứ 2 thấp hơn với mức tăng + 159% rồi giảm -45% và nhiều khả năng chỉ số Shanghai Conposite còn giảm tiếp tới -81% (chưa xảy ra). Đợt giảm 72% khi đó gdp TQ đang growth 12% rơi về 6%, thật ra là vẫn nhất Thế Giới trg gđ đó nhưng thị trg sụp đổ còn hơn Mỹ (Mỹ -59%). Vì họ đã tưh tạo ra bong bóng lớn nhất cho chính mình và sau đó tháo chạy tập thể.
18. Bong bóng bđs chưa từng có tiền lệ ở TQ
Các bong bóng bđs ở Nhật Bản năm 90, Mỹ những năm 2000 hầu như ko đáng kể so với bong bóng bđs khổng lồ mà TQ đã và đang tạo ra hiện nay.
Tại TQ, khả năng tiết kiệm là tuyệt vời khi tỷ lệ tk bình quân 30%, tầng lơpa giầu có tk tới 60% thu nhập của họ. Nhưng tại đây, họ có sưh say mê tuyệt đối với đất đai và bđs và ít quan tâm tới các sản phẩm tài chính khác như trái phiếu hay cổ phiếu. Tỷ lệ sở hữu nhà tại TQ bình quân ở mức 89,7%, trong đó nông thôn là 92.6% và thành thị là 85,4%. Sở hữu 1 ngôi nhà là thể hiện địa vị, niềm mong mỏi tích góp cả đời đặc biệt với ng ơ nông thôn. Khi có tiền đại đa số ng mua nhà, và rất nhiều ng mua đầu cơ tích trữ chứ ko cho thuê vì sợ nhà hỏng xuống cấp và chờ đợi bán lại vs giá cao hơn.
Cơn đầu cơ này đc ủng hộ mợi chính sách duy trì lãi suất thấp của chính phủ TQ, hỗ trợ các dno xây dựng khắp nơi để đô thị hoá, kéo ng dân từ nông thôn ra thành thị. Ng dân ko có nơi để đtu nên 10% ng giầu nhất TQ dành tới 84.6% tài sản cho đầu tư bđs và vẫn duy trì tiếp tục với chính sách lãi suất rất thấp hiện tại.
Hiện nay, tiêu thụ xi măng/đầu ng tại TQ cao nhất thế giới, số toà nhà chọc trời nhiều nhất, xây dựng rầm rộ nhất TQ luôn thuộc về TQ. Tuy nhiên, tỷ lệ phòng trống tại các đô thị của TQ đã tăng lên 24% rất báo động, nhiều ng ra tp nhưng khó khăn hộ khẩu, thu nhập bếp bênh, giá thuê nhà quá cao lại di cư ngược trở lại nông thôn làm quá trình đô thị hoá bắt đầu gặp khó khăn. Các cơn tăng giá quá lớn như Thượng Hải tăng 12 lần trong 17 năm, Thâm Quyến tăng 20 lần, trong khi tại Mỹ mới tăng 127% đã gây bong bóng đổ vỡ bđs. Tỷ lệ tăng tại TQ là quá lớn và rất bất thường. Tỷ lệ nợ của TQ cũng liên tục tăng mạnh với tổng nợ/gdp đã lên tới 34.5kb$ vào cuối năm 2016 và chiến tới 300% gdp TQ. Trg đó hệ thống quỹ money market fund, cty tài chính, cty cho vay ngang hàng… đã tạo ra bong bóng cho vay khi cho vay tới 150% gdp TQ trong khi hệ thống ngân hàng chính thức quy mô ko có nhiều thay đổi. Tại mỹ các ngân hàng bóng tối này cũng là khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng thanh khoản năm 2007-2009. Giá nhà/thu nhập tại các tp lớn của TQ luôn chiếm quá nửa trong top 10 các to đắt đỏ nhất thế giới với tỷ lệ khoảng 20-40 lần. 1 số chính sách xì hơi bóng bóng từ từ đc đưa ra nhưng có vẻ vô hiệu, tác giả khẳng định TQ sẽ rơi tự do hạ cánh cứng ko thê tránh đc trg thời gian tới với mức giảm giá 70-80% so với giá hiện tại đặc biệt thê thảm ở thị trg bđa và kéo theo toàn cầu khủng hoảng theo.
19. Tại sao và khi nào bong bóng nợ và tài sản tài chính toàn cầu sẽ đổ vỡ
Hệ thống ngân hàng cực kỳ yếu kém tại Italia, với tỷ lệ nợ xấu ước tính 18% và giá cp các ngân hàng hầu như giảm 90-99% so với đỉnh 2008. Bên cạnh đó Italia đc coi là quốc gia quá lớn để cho phép phá sản và có thể là ngòi nổ đầu tiên kéo theo cả Châu Âu chìm trong khủng hoảng để xly nợ tại đây sau 2 đợt khủng hoảng nợ tại Sip và Hy Lạp. Quốc gia mạnh nhất Châu Âu cũng có hoạt động ngân hàng yếu kém với ngân hàng lớn nhất nc này DB đã mất 95% gtri kể từ sau khủng hoảng 2008, ngân hàng lớn thứ 2 cũng tương tự và hệ thống tài chính rất yếu ớt. Bên cạnh đó là nhân khẩu học yếu sẽ làm các nc Châu Âu rất khó phục hồi khi khủng hoảng nổ ra. Ngòi nổ Châu Âu kéo theo TQ và bùng phát ra có thể làm quy mô khủng hoảng lớn gấp 5 lần đợt khủng hoảng 2007-2009. Db cũng là tay chơi chính lớn nhất TG trong các công cụ tài chính phái sinh đc ví như trái boom nguyên tử chờ ngày nổ.
IV. Tìm kiếm lợi nhuận từ các thương vụ để đời
20. Định thời điểm và những hướng dẫn chi tiết
Tác giả miêu tả thị trg đang ở trong mẫu hình megaphone và có thể sụp đổ giảm ít nhất 70% sau đó và có thể kèo dài tới 2022 khi chu kỳ nhân khẩu học kết thúc và bắt đầu phục hồi lại từ 2023. Đợt sụt giảm đầu tiên có thể lên tới 40% và sau đó là các đợt sụt giảm tiếp theo. Tuy nhiên các dự báo này hiện đang sai và dh từ 16k năm 2016 đã lên 30k năm 2020 và sụp về 19k trong 1 cú sụp vào tháng 3/2020. Nhưng vẫn cao hơn rất nhiều dự báo của tác giả. Tác giat dự bảo 16k sụp sau đó điều chỉnh lại vào năm 2017 là 22k sau cú break out kỹ thuật của Trump Rally và là nối tiếng của sóng 5 Elliot tạo đỉnh dài hạn. Tác giả kỳ vọng s&p500 tạo đáy thấp nhất khoảng 500-550 điểm và dj khoảng 3.8k. Có sự phân kỳ của s&p500 vs các cp nhỉ khi cp nhỉ ko tăng mấy trg khi cp lớn tăng mạnh, dấu hiệu tạo đỉnh của thị trg khi đó.
21. Tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu tư
Khi khó khăn nổ ra, hãy trú ẩn vào các trái phiếu chính phủ hoa kỳ và trái phiếu đc xếp hạng AAA vỉ chúng vẫn hoạt động tốt khi cp liên tục sụp đổ. Trg suốt đại suy thoái trái phiếu cp vẫn tăng 78%, trái phiếu dno 3A tăng 105% trong khi phần còn lại cp thì giảm ít nhất cũng 61% với ngành tiện ích công cộng và 99% với nhiều cty, rất nhiều đã phá sản trg đại suy thoái. Các trái phiếu rác (junk bond) cũng cần tránh xa ngay lập tức vì khả năng mong manh dễ phá sản của chúng quá lớn. Khi khủng hoảng ko có cp của 1 ngành nào có thể duy trì đc hiệu suất đtu, các dno có cổ tức cao cũng sẽ giảm tỷ lệ chi trả cổ tức khi khó khăn ập tới và số tiền cổ tức đó ko đủ để bạn bù lỗ do giá cp giảm mạnh.
Bđs cũng ko thể bảo vệ bạn, lần sụp đổ gần đây nhất bđs sụt giảm -36% và cú nổ tiếp theo có thể làm giá bđs sụp giảm 50-60%. Ng ta hay nói mua các vị trí đắc địa các tp lớn nhất giá sẽ ko bao giờ giảm do lợi thế vị trí địa lý. Nhưng thực tế, Mánhttan từng có mức tăng +89% gấp 4 lần mức tăng bình quân nc Mỹ gđ 1920-1925 nhưng sau đó sụp đổ -61% và giá còn thấp hơn giá năm 1920 rất nhiều vào tận đầu những năm 1940, tức 20 năm sau giá vẫn thấp hơn giá trước khi bđs bùng nổ. Ko nên quá tin tưởng mù quáng vào điều gì nhất là bđs ở Việt Nam khi giá liên tục tăng tính bằng nhiều lần chỉ trg 1 vào năm ngắn ngủi đã qua.
Trong gđ hiện nay dưới tác động của Qe, giá ts tài chính bị bong bóng và méo mó toàn bộ và định giá đang quá cao với mọi thứ. Trong thập kỷ tới cần mọi thứ trở lại bình thường.
Khi quá trình giảm đong bẩy xảy ra, đồ usd sẽ tăng giá do nhu cầu nắm giữ tiền tăng cao. Chỉ số usd index có thể rơi về 92 điểm và tăng mạnh lên 120 điểm do các đồng euro và jpy ngày càng yếu hơn bởi nền kt yếu kém của 2 khu vực này. Vàng có thể tạo đỉnh và rơi về 700$/oz thậm chie là 250$/oz trg kịch bản tồi tệ nhất (đang sai, vàng đang đỉnh).
Giá dầu sẽ tiếp tục sụt giảm về 10-20$/thùng (t/g đang đúng) và sẽ duy trì. Ng bị phá sản do dầu sẽ ít hơn ng bị phá sản do vàng. Ngành dầy đá phiến phá sản do cfi cao sẽ làm tổn hại tới nc Mỹ >1.000b$. Tác giả dự báo giá dầu sẽ tiêos tục giảm trong 2020-2023 với kịch bản cơ sở ơ mức giá 18-20$/thùng và xấu nhất ở mức 8-10$/thùng (đang rất đúng). Tác giả cúi bán khống dầu, cổ phiếu cty khai thác dầu để chờ đợi đợt sụt giảm 70-80% của dầu sắp tới.
Khi thị trg sụp đổ, các ngành tiềm năng:
⁃ Hệ thống chăm sóc sức khoẻ, phẫu thuật thẩm mỹ
⁃ Các sp vitamin, ngăn ngừa lão hoá, kem dưỡng,… chống lại tuổi tác
⁃ Du thuyền vì nhu cầu của thế hệ Baby Boomer lớn nhất gđ này về du thuyền
⁃ Dvu hưu trí/các kỳ nghỉ, viện dưỡng lão,…
22. Tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động kdoanh
Đây là cơ hội chỉ có 1 lần trong đời và hãy chuẩn bị kỹ càng để nắm bắt lấy nó. 9 nguyên tắc để nắm đc cơ hội này:
⁃ Tiền và dòng tiền là cực kỳ quan trọng: chớp cơ hội mua lấy các tài sản, món hời khi mọi thứ sụp đổ
⁃ Xác định những phân khúc kd mà bạn có thể thống trị: bán đi các phân khúc bạn ko thể thống trị và tập trung vào sp, dvu hay phân khúc bạn thống trị để dự trữ tiền mặt
⁃ Xd định nghĩa rõ ràng về khách hàng mục tiêu của bạn: xd khách hàng mục tiêu, lòng trung thành của họ, tập trung giữ kh cũ vì tốn cfi ít hơn tìm kiếm khách hàng mới
⁃ Sx tinh gọn: sxep lại sx, cắt giảm cfi cố định và cfi biến động. Tìm kiếm nơi phát sinh cfi cố định cao để xem xét. Lợi bỏ các sp yếu kém đảm bảo so từ hoà vốn trở lên mới đc tồn tại
⁃ Tạm hoãn các chi tiêu vốn lớn như nhà máy, kho bãi, văn phòng, của hàng,…
⁃ Tập trung vào hoạt động đtu ngắn hạn: đtu những thứ ngắn hạn giúp thúc đẩy doanh số và lợi nhuận, marketing tập trung vào đối tượng cụ thể tiềm năng
⁃ Bán các bdfs ko nằm trg chiến lc: chỉ duy trì bđs chiến lc để duy trì vị thế thương hiệu, khách hàng, đảm bảo dvu chăm sóc khách hàng, vận chuyển, duy trì hệ thống còn lại bán hết tăng cash, ko nên cho thuê vì giá bđs sẽ sụt giảm mạnh và rất nhanh mấy thanh khoản khi khó khăn xảy ra.
⁃ Xđ trước các đối thủ cạnh tranh mà bạn chi là yếu nhất và chờ đợi, chuẩn bị tài chính để thâu tóm toàn bộ hay 1 phần của chúng khi khó khăn tới
⁃ Nhìn lạo toàn bộ nhân viên của bạn và xđ xem ai là ng yếu kém nhất thì nên xa thải họ ngay để tk cfi và họ còn tìm đc cv khác khi thị trg vẫn đang tốt.
23. Tìm kiếm lợi nhuận từ kdoanh bđs
Thị trg bds tăng mạnh mẽ trở lại trên phạm vi toàn cầu đặc biệt mạnh mẽ ở các siêu đô thị tại Châu Á là có tốc độ tăng chóng mặt nhất. Các sp tài chính kém phát triển, tâm lý chuyển đổi từ nông nghiệp sang vẫn bán sâu trong suy nghĩ tạo ra sự mê luyến bđs mạnh mẽ của ng dân Châu Á, đặc biệt ng mua lớn nhất các thị trg bđs toàn cầu lớn là giới nhà giầu mới nổi TQ đã và đang đẩy giá bđs tại mọi tp chính tăng cực kỳ mạnh mẽ. Thượng Hải, luandon, Toronto, vancouver, San Francisco, Melbourne, Los Angeles, Sydney đều tăng phi mã kể từ năm 2008 tới nay sau khủng hoảng tài chính và cao hơn rất nhiều mức đỉnh cũ năm 2006. Đợt sụp đổ để giá nhà về lại vùng giá năm 2008-2009 hoặc sâu hơn là năm 2000 là điều hoàn toàn sẽ xảy ra trg tương lai để kết thúc đợt bong bóng quá mức này. Các gói ls 0% như bữa ăn miễn phí thúc đẩy việc sở hữu bđs mạnh mẽ tại Mỹ và ngày càng đẩy giá lên cao hơn nữa. Thủ phủ Ấn Độ Mumbai có mức tăng 5 lần kể từ năm 2000 cũng là nơi có bong bóng rất đáng chú ý vì siêu đô thị này đang bùng nổ phât triển, thập kỷ của Ấn Độ đang đc dự báo sẽ đến trong thời gian này. Tỷ lệ giá bán/thu nhập đang quá cao, rất nhiều nơi chi phí thuê nhà có 2 phòng ngủ chiến tỷ lệ >50% so với thu nhập bình quân tại tp đó là dấu hiệu rất nguy hiểm.
Các lời khuyên:
⁃ Bán các bđs ko thật sự cần thiết đu, chỉ giữ bđs chiến lc cần thiết
⁃ Đi thuê thay vì sở hữu bđs khi kdoanh
⁃ Giữ lại ngôi nhag đang ở nếu ko có ý định chuyển đi tp khác sinh sống, nếu có nên bán ngay bđs đó đi
⁃ Lập tức bán các căn hộ bđs nghỉ dưỡng đi
24. Tìm kiếm lợi nhuận từ các thị trường mới nổi
2 chỉ dẫn đtu quan trọng nhất theo t/g khi đtu là nhân khẩu học & đô thị hoá. 2 bàn tay vô hình này sẽ định hình quốc gia nào bùng nổ tiếp theo. Và Ấn Độ là nơi đang hội tụ 2 yếu tố này và vươn lên dẫn dắt nền kt trg chu kỳ mới diễn ra từ 2022 trở đi.
Các quốc gia phát triển đô thị hoá đạt 70-80% và bão hoà ko thể tăng đc nữa. Trg khi các quốc gia đang tp có tỷ lệ đô thị hoá chỉ 20-30% và còn rất nhiều tiềm năng phát triển tiếp theo. Nc Anh năm 1700, chỉ có 12% dân số sống tại Đô Thị, sau khi bùng nổ đô thị hoá tới 1870 là 43% và tới 1939 là 80% dân số. Tới đó nc Anh đã đi vào trì trệ ko phát triển đc nữa. Tại Hoa Kỳ, năm 1860 đô thị hoá đạt 20%, tới 1919 la 50%, tới 1960 là 70% và từ 2000 là 80%, kể từ đó tăng trưởng của HK rất chật vật quanh mức 2%.
Tại TQ, quá trình đô thị hoá mới đc thúc đẩy mạnh từ năm 1980 tới nay và hiện nay đã đạt 56%. Ấn Độ, bắt đầu từ khoảng 1990 và hiện nay đạt 33%, Kenya 26%, Brazil 86%. Thu nhập bq/ng theo sức mua tương tương của Ấn Độ khoảng 14k$/ng ko thấp hơn nhiều so với TQ, Brazil khoảng 15k$/ng dù đô thị hoá rất thấp và đtu rất ít vào cơ sở hạ tầng và ko có bong bóng đtu cơ sở hạ tầng lớn như TQ.
Về xu hướng nhân khẩu học, Ấn Độ đang tỏ ra vượt trội với nền tảng nhân khẩu học vững chắc teg khi TQ sẽ bắt đầu già hoá dân số từ 2025 trở đi và việc nhập cư vào TQ là rất khó khăn. TQ đạt đỉnh nhân khẩu học vào gđoạn 2010-2015, Ấn Độ vào 2050-2060, và Brazil vào 2030-2045. Ấn Độ sẽ là nc bước ra khỏi suy thoái và tăng trưởng mạnh mẽ đầu tiên dẫn dắt ra khỏi khủng hoảng kt. Chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ của Ấn Độ sẽ kéo dài tới tận 2055 và có thể tới tận 2070 nhờ nhân khẩu học thuận lợi của họ. Ngoài ra còn nhiều chu kỳ khác đang chỉ tới Ấn Độ:
⁃ Tốc độ đô thị hoá và tốc độ tăng trưởng gdp/ng
⁃ Chu kỳ hàng hoá 30 năm
⁃ Nhân khẩu học
⁃ Chu kỳ địa chính trị
⁃ Chu kỳ bong bóng/đổ vỡ
Ấn Độ sẽ là ông lớn thực sự lớn nhất tiếp theo trg tương lai. Ngoài ra các nc nhỏ hơn như Việt Nam, Campuchia, Myanmar và Indonesia sẽ là các ứng cử viên tiềm năng từ mạnh đến yếu trg chu kỳ nhân khẩu học & đô thị hoá.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn